CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN VÀ NHÂN DÂN HUYỆN NÔNG CỐNG QUYẾT TÂM THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ HUYỆN LẦN THỨ XXIII, NHIỆM KỲ 2015-2020!

Hội Nông dân huyện thực hiện các giải pháp tuyên truyền, vận động hội viên sử dụng các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng NN&PTNT góp phần thực hiện chuyển đổi số

Đăng lúc: 15:16:19 10/07/2024 (GMT+7)
100%

Nông Cống là huyện có nền kinh tế nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn, phần lớn nông dân sống ở nông thôn và gắn bó với nghề nông. Vì vậy, để hỗ trợ nông dân phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững, đặc biệt là từng bước thực hiện chuyển đổi số trong sản xuất, thời gian qua, Hội Nông dân huyện đã tập trung hỗ trợ hội viên, nông dân phát triển kinh tế.

     Hội coi đây là nhiệm vụ quan trọng và tập trung chỉ đạo các cơ sở Hội triển khai nhiều giải pháp, trong đó có tuyên truyền vận động hội viên và người nhà hội viên sử dụng các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, góp phần thực hiện Chuyển đổi số trong nông nghiệp trên địa bàn.

    Để có nguồn vốn cho các gia đình hội viên đầu tư và mở rộng chăn nuôi, sản xuất, kinh doanh, Hội đã tích cực phối hợp với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thực hiện tốt công tác tuyên truyền Nghị định số 55 của Chính phủ về chính sách tín dụng  phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Thường xuyên phổ biến các cơ chế, chính sách tín dụng, các chương trình tín dụng ưu đãi. Chỉ đạo các xã, thịt rấn thường xuyên nắm bắt tình hình, điều kiện, hoàn cảnh của từng hộ trong, xã. Tổ chức khảo sát nhu cầu vay vốn của hội viên, nông dân, cung cấp  địa chỉ các mô hình chăn nuôi, sản xuất, kinh doanh, nhất là mô hình kinh tế tập thể như Hợp tác xã, tổ hợp tác… cho cán bộ tín dụng Ngân hàng nông nghiệp hướng dẫn các thủ tục, hoàn thiện hồ sơ, thẩm định, giải ngân kịp thời. Kết quả cho vay theo thỏa thuận liên ngành tại huyện Nông Cống đến ngày 31/12/2023 gồm 293 tổ với 8.183 tổ viên, dư nợ 1.079 tỷ đồng, tăng 127 tỷ so với đầu năm, tốc độ tăng 13,3% vượt kế hoạch đề ra 5,3%. Trong đó, Hội Nông dân huyện đang quản lý  trên 688 tỷ đồng cho 5.233 người vay.

      Cùng với đó, Hội tổ chức tập huấn, tư vấn, hướng dẫn về hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả, truyền tải kiến thức khoa học công nghệ, khích lệ nông dân tham gia sản xuất. Tăng cường công tác tuyên truyền giúp các hội viên và người nhà hội viên hiểu biết và tiếp cận vốn vay và những sản phẩm dịch vụ tài chính đa dạng tiện ích, an toàn, tiết kiệm thời gian, giảm thiểu rủi ro như: cho vay, tiết kiệm, bảo hiểm, mở tài khoản thanh toán, phát hành thẻ, sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử…

     Đối với sản phẩm mở tài khoản và phát hành thẻ ATM, hiện nay, tổng số tổ viên cả 2 cấp hội là 8.183 tổ viên, mở tài khoản và phát hành thẻ là 8.016 tổ viên, chiếm tỷ trọng 99%. Trong đó, cho vay theo thỏa thuận liên ngành số 01 có 5.233 tổ viên, mở tài khoản và phát hành thẻ là 5.197 tổ viên, chiếm tỷ trọng 99,3% tổng số tổ viên của hội Nông dân. Đối với dịch vụ Ngân hàng điện tử (sản phẩm Emobile banking) tổng số tổ viên sử dụng dịch  vụ Emobile banking là 2.761 tổ viên, trong đó Hội ND là 1.625 tổ viên, sử dụng, chiếm 31% tổng số tổ viên Hội ND quản lý.

    Việc phát triển sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn như  mở tài khoản thanh toán, phát hành thẻ, sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử tại địa bàn huyện Nông Cống đạt được những kết quả bước đầu. Để tăng tỷ lệ thành viên vay vốn và người nhà thành viên vay vốn tiếp cận và sử dụng các dịch ngân hàng, thời gian tới, Hội Nông dân huyện tiếp tục  thực hiện một số giải pháp trong đó xác định việc chỉ đạo việc ứng dụng công nghệ thông tin hướng tới chuyển đổi số là nhiệm vụ trọng tâm. Lấy hội viên, nông dân làm trung tâm, cán bộ hội các cấp làm nòng cốt trong chỉ đạo, tuyên truyền và hướng dẫn hội viên, nông dân tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động trong việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin nhằm hướng tới chuyển đổi số; tuyên truyền, vận động hội viên và người nhà hội viên sử dụng các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thông qua các cuộc họp, giao ban, các buổi sinh hoạt chi hội, các đợt tập huấn, chuyển giao khoa học công nghệ. Đồng thời phối hợp với cán bộ tín dụng của Ngân hàng trực tiếp hỗ trợ hội viên, nông dân tiếp cận với các giao dịch điện tử, mua bán trực tuyến, thanh toán không dùng tiền mặt, gửi tiết kiệm trực tuyến, chuyển khoản… Cùng với đó, thực hiện tốt công tác thi đua khen thưởng, xếp loại định kỳ hoặc đột xuất để khuyến khích các tổ vay vốn, ban chỉ đạo cấp xã, tổ viên tích cực tham gia các dịch vụ ngân hàng điện tử. Từ đó, tạo động lực để họ làm tốt hơn công tác tuyên truyền, vận động các thành viên tham gia.

Trần Hà