Đẩy mạnh chuyển đổi số trên địa bàn huyện Nông Cống
Thời gian qua, huyện Nông Cống đã tập trung đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số (CĐS) trên nhiều lĩnh vực, bước đầu đạt kết quả tích cực. Qua đó, góp phần tạo chuyển biến về công tác CĐS trong cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và Nhân dân, thúc đẩy kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện phát triển nhanh, bền vững.
9 tháng đầu năm 2024, huyện Nông Cống đã tập trung tuyên truyền nâng cao nhận thức về chuyển đổi số cho các xã, thị trấn, các cơ quan, đơn vị. Trang thông tin điện tử huyện xây dựng chuyên mục “Chuyển đổi số”, tính đến 9/2024 có 40 tin, bài về chuyển đổi số được đăng tải. Trung tâm Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch huyện duy trì 45 chuyên mục “Chuyển đổi số”, mỗi chuyên mục sử dụng từ 3 – 4 tin, bài, được phát vào thứ 4 và thứ 7 hàng tuần. Các chuyên mục sử dụng trên 150 tin, bài tuyên truyền nâng cao nhận thức về chuyển đổi số phủ sóng đến 29/29 xã, thị trấn. Trang thông tin điện tử các xã đăng 300 tin.
Huyện phối hợp với Vietel Nông Cống ký kết chương trình chuyển đổi số toàn diện cho 3 xã Công Liêm, Công Chính và Tế Nông trong năm 2024. Nhiệm vụ trọng tâm là phát triển kinh tế số, xã hội số. Cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin trên địa bàn huyện từng bước phát triển, đáp ứng nhu cầu của các cơ quan, đơn vị. 100% cán bộ, công chức cấp huyện, cấp xã đều có máy tính, kết nối mạng Internet. Triển khai hệ thống phòng họp không giấy với 126 tài khoản của tổ chức, cá nhân thực hiện phòng họp không giấy. 29/29 xã, thị trấn có hệ thống phòng họp trực tuyến; trên 100 thôn của 16 xã có truyền hình trực tuyến một chiều.
100% các thôn, làng đều có đường truyền cáp quang, Internet cung cấp đến tận hộ gia đình; 100% dân số được phủ sóng thông tin di động 4G; Tỷ lệ dân số trưởng thành có điện thoại thông minh trên 85 %; Tỷ lệ hộ gia đình có người có điện thoại thông minh trên 80%; Tỷ lệ hộ gia đình có kết nối Internet băng rộng cáp quang 65%.
Huyện đã hoàn thành việc cập nhật cơ sở dữ liệu về cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước; Hệ thống phần mềm đăng nhập tập trung của tỉnh, trong đó có phần mềm Quản lý văn bản và Hồ sơ công việc TDOffice. Hệ thống thông tin của 29 UBND các xã, thị trấn, UBND huyện và 4 đơn vị sự nghiệp thuộc huyện được phê duyệt phương án đảm bảo an toàn an ninh mạng.
100% lãnh đạo cấp ủy từ huyện đến xã được cấp và sử dụng chữ ký số; 100% lãnh đạo cấp phòng trở lên và lãnh đạo các xã, thị trấn được cấp và sử dụng chữ ký số trong chỉ đạo, điều hành; 100% các đơn vị thực hiện trao đổi, tạo lập, xử lý, ký số văn bản, hồ sơ công việc trên môi trường điện tử; tại bộ phận một cửa, toàn bộ thông tin, hồ sơ công việc của công dân được tiếp nhận, lưu trữ trên môi trường điện tử và liên thông qua hệ thống phần mềm quản lý để giải quyết. Đến nay, có 20 sản phẩm OCOP, Việt Gap đã được đưa lên các sàn giao dịch thương mại điện tử; các sản phẩm thế mạnh được quảng bá trên các nền tảng số.
Chỉ đạo ngành giáo dục triển khai hiệu quả các phần mềm kiểm định chất lượng giáo dục, cài đặt các ứng dụng vnEdu Teacher, vnEdu Connect, phần mềm tuyển sinh đầu cấp để hỗ trợ giáo viên, phụ huynh cập nhật thông tin, tương tác giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Cài đặt và hướng dẫn người dân tạo lập chữ ký số cá nhân cho người dân; các địa điểm tiềm ẩn phức tạp về an ninh trật tự, an toàn giao thông đều được gắn Camera để giám sát hỗ trợ bảo đảm an toàn, an ninh, trật tự với 550 điểm, 650 camera an ninh. 194/201 thôn, tiểu khu có wifi miễn phí tại các nhà văn hóa phục vụ người dân truy cập internet.
Để thực hiện tốt chương trình CĐS trên địa bàn huyện, thời gian tới, Ban Chỉ đạo CĐS huyện tập trung tham mưu UBND huyện chỉ đạo các đơn vị, địa phương trên địa bàn huyện quan tâm chỉ đạo đối với nhiệm vụ ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện CĐS một cách tích cực, hiệu quả; gắn liền và phục vụ hiệu quả việc thực hiện nhiệm vụ của từng địa phương, đơn vị. Bên cạnh đó, tiếp tục quan tâm tập huấn, hướng dẫn cho các thành viên Tổ công nghệ số cộng đồng về các nền tảng số; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động và Nhân dân về tầm quan trọng, tính cấp thiết của việc CĐS, cũng như lộ trình xây dựng chính quyền số, phát triển nền kinh tế số, xã hội số của huyện.
Hoàng Yến
- Đẩy mạnh chuyển đổi số trên địa bàn huyện Nông Cống
- Huyện ta xây dựng chính quyền số
- Nông dân Nông Cống ứng dụng chuyển đổi số trong sản xuất
- Hội Nông dân huyện thực hiện các giải pháp tuyên truyền, vận động hội viên sử dụng các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng NN&PTNT góp phần thực hiện chuyển đổi số
- Xã Trường Sơn thực hiện chuyển đổi số
- Huyện Nông Cống thực hiện công tác chuyển đổi số
- Triển khai thực hiện các tiêu chí chuyển đối số cấp huyện và mô hình “3 không”
- Chú trọng chuyển đổi số ở thôn Liêm Chính , xã Tế Lợi
- Các cấp bộ Đoàn trong huyện với hoạt động chuyển đổi số
- Xã Tế Thắng thực hiện chuyển đổi số