Lễ hội Đền Bà Triệu thôn Đông Yên xã Trung Thành năm 2025
Sáng ngày 21/3/2025 (tức ngày 22 tháng 2 năm Ất Tỵ), tại Khu di tích lịch sử văn hóa Đền Bà Triệu, thôn Đông Yên, xã Trung Thành tổ chức lễ dâng hương kỷ niệm 1777 năm ngày mất của anh hùng dân tộc Triệu Thị Trinh và lễ hội Đền Bà Triệu năm 2025.

Rước lễ từ nhà văn hóa thôn Đông Yên, xã Trung Thành lên Đền Bà Triệu.
Tới dự có đồng chí Trần Văn Phượng, Phó Trưởng Phòng Văn hóa, Khoa học, Thông tin huyện; lãnh đạo địa phương cùng đông đảo nhân dân và du khách thập phương.
Các đại biểu tham dự lễ hội.
Triệu Thị Trinh sinh ngày 2 tháng 10 nǎm Bính Ngọ (226) tại miền núi Quân Yên (hay Quan Yên), quận Cửu Chân (nay thuộc làng Quan Yên, hay còn gọi là Yên Thôn, xã Định Tiến, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa) trong một gia đình hào trưởng. Từ nhỏ, bà sớm tỏ ra có chí khí hơn người.
Đồng chí Lê Văn Xuân, Phó Chủ tịch UBND xã Trung Thành khai mạc lễ hội.
Khi nhà Ngô xâm lược đất nước, chế độ áp bức và bóc lột của nhà Ngô trên nước ta hồi bấy giờ vô cùng tàn bạo. Triệu Thị Trinh và anh trai là Triệu Quốc Đạt vô cùng căm giận bọn quan lại nhà Ngô. Với chí lớn ấy, từ năm 19 tuổi bà đã cùng anh tập hợp nghĩa sĩ trên đỉnh núi Nưa, ngày đêm mài gươm, luyện tập võ nghệ để chuẩn bị khởi nghĩa.
Ông Vũ Kim Trường, Bí thư Chi bộ, Trưởng Ban công tác Mặt trận thôn Đông Yên tóm tắt tiểu sử của anh hùng dân tộc Triệu Thị Trinh.
Sau một thời gian chuẩn bị, Bà Triệu cùng nghĩa quân đã vượt sông Chu đến rừng núi Nưa (Nông Cống, Triệu Sơn ngày nay) để lập căn cứ, tập hợp lực lượng, chuẩn bị lương thảo, nhằm mở rộng địa bàn hoạt động xuống miền đồng bằng. Cuộc khởi nghĩa của bà và Triệu Quốc Đạt bùng nổ vào nǎm 248 và được nhân dân trong quận Cửu Chân hưởng ứng và nhanh chóng lan tỏa ra quận Giao Chỉ.
Nhân dân thôn Đông Yên đội lễ lên Đền Bà Triệu.
Khi Triệu Quốc Đạt tử trận, Triệu Thị Trinh lãnh đạo toàn bộ quân khởi nghĩa chiến đấu chống quân Ngô. Nghĩa quân chiến đấu liên tiếp nhiều trận, thế lực ngày càng mạnh, quân số có tới hàng vạn người. Nghĩa quân của bà đánh thắng quân Ngô nhiều trận.
Sau một cuộc bao vây ráo riết của quân giặc, Bà Triệu phải rút về núi Tùng Sơn. Bà quì xuống vái trời đất: "Sinh vi tướng, tử vi thần" (Sống làm tướng, chết làm thần) rồi rút gươm tự vẫn, đó là vào ngày 22 tháng 2 năm Mậu Thìn - 248.
Nghi thức tế lễ tại Đền Bà Triệu, thôn Đông Yên.
Để tưởng nhớ công ơn của Bà người dân núi Nưa, nay thuộc thôn Yên Dân và thông Đông Yên, xã Trung Thành đã lập Đền thờ Bà ngay tại chân núi, là nơi Bà dấy binh khởi nghĩa.
Nghi thức tế lễ tại Đền Bà Triệu.
Đền Bà Triệu ở thôn Đông Yên tọa lạc ở sườn núi phía Đông Bắc theo hướng chính Đông lệch Bắc 20 độ. Khu vực này nhân dân quen gọi là Đông đền. Lưng đền dựa vào vách ngàn Nưa. Đền đã được xây dựng từ xa xưa, song do biến thiên lịch sử và hủy hoại của thiên nhiên, ngôi đền bị xuống cấp chỉ còn nền móng. Cách đây 20 năm ngôi tiền đường chỉ còn lại các chân tảng kê cột và gạch ngói vỡ nát cùng 1 số đoạn gỗ chân cột.
Nhân dân tham dự lễ hội.
Để đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân trong vùng, năm 2015 Đền Bà Triệu thôn Đông Yên được trùng tu tôn tạo. Trong đó tỉnh hỗ trợ kinh phí 300 triệu đồng, xã đầu tư trên 500 triệu đồng và nhiều hạng mục được xã hội hóa. Đến nay Đền gồm có 3 gian, 2 chái, 1 hậu cung, cột bê tông, tường gạch, lợp ngói, sân đền được lát gạch. Hàng năm vào ngày 22 tháng 2 âm lịch, nhân dân xã Trung Thành nói chung và thôn Đông Yên nói riêng đều tổ chức lễ hội.
Nghi thức tế lễ tại Đền Bà Triệu.
Lễ hội Đền Bà Triệu được tổ chức hàng năm là thể hiện sự tri ân sâu sắc của thế hệ hôm nay đối với công lao to lớn của Vị nữ tướng tài ba Triệu Thị Trinh và các bậc tiền nhân có công xây dựng đất nước, đồng thời bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hoá của cha ông để lại.
Tiết mục văn nghệ của thôn Đông Yên.
Lễ hội Đền Bà Triệu, thôn Đông Yên, xã Trung Thành năm nay địa phương đã tổ chức rước lễ của các dòng họ, ngõ xóm về Đền; ôn lại công lao to lớn của anh hùng dân tộc Triệu Thị Trinh; tổ chức tế lễ và dâng hương; trước đó vào đêm 20/3 (tức ngày 21/2 âm lịch) tại nhà văn hóa thôn Đông Yên đã diễn ra đêm giao lưu văn nghệ giữa các làng trong xã Trung Thành và các làng của xã Tế Thắng và xã Trung Chính.
Nguyễn Thơ
- Tưng bừng lễ hội Đền Mưng năm 2025
- Tập huấn công tác phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, động vật thủy sản năm 2025
- Gặp mặt kỷ niệm 90 năm ngày truyền thống Dân quân tự vệ (28/3/1935 – 28/3/2025)
- Đoàn thanh niên xã Công Liêm tọa đàm kỷ niệm 94 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và bàn giao công trình đường cờ Thanh niên giai đoạn 1
- Tình hình kinh tế - xã hội quý I/2025 của huyện Nông Cống đạt được nhiều kết quả tích cực
- Bệnh viện đa khoa Nông Cống tổ chức cắt tóc miễn phí cho bệnh nhân
- Tuyên truyền, phổ biến, tư vấn pháp luật cho người dân xã Thăng Long
- Thôn Côn Sơn xã Trung Thành vận động được trên 344 triệu đồng xây dựng thôn Nông thôn mới kiểu mẫu
- Đoàn thanh niên xã Tân Phúc tổ chức các hoạt động chào mừng ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
- Bệnh viện đa khoa Nông Cống hướng dẫn tích hợp thẻ BHYT cho bệnh nhân trên ứng dụng VNeID