CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN VÀ NHÂN DÂN HUYỆN NÔNG CỐNG QUYẾT TÂM THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ HUYỆN LẦN THỨ XXIII, NHIỆM KỲ 2015-2020!

Khai giảng lớp đào tạo giảng viên IPM (TOT) trên cây lúa

Đăng lúc: 16:09:34 20/01/2025 (GMT+7)
100%

Chiều ngày 20-01-2025, Chi cục trồng trọt và Bảo vệ thực vật Thanh Hóa phối hợp với Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Nông Cống tổ chức khai giảng lớp đào tạo giảng viên chính (TOT) chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây lúa vụ Xuân năm 2025.

  z6246776799649_fa9900d1fd725e952531892d59c9af3a.jpg
Các đại biểu và học viên tham dự khai giảng lớp đào tạo
 Dự khai giảng lớp đào tạo có đồng chí Nguyễn Đình Sơn, Phó Giám đốc Chi cục trồng trọt và Bảo vệ thực vật; đồng chí Nguyễn Thị Tình, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Nông Cống; đồng chí Nguyễn Văn Liêm, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện  và 30 học viên là cán bộ kỹ thuật trồng trọt, bảo vệ thực vật, khuyến nông, khuyến lâm Phòng Nông nghiệp, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp, khuyến nông viên các xã, HTX, các hộ sản xuất, kinh doanh chế biến, các hộ dân tiêu biểu trong sản xuất lúa gạo.
z6246776721821_3791a48e58d9d94c84ad9ab049b01988.jpg
Toàn cảnh buổi khai giảng 

   IPM là chương trình ý nghĩa và mang lại nhiều lợi ích cho nông dân và nền nông nghiệp. Mục tiêu của Chương trình IPM là áp dụng biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp dựa trên phương pháp tiếp cận sinh thái, giúp người nông dân hiểu rõ hệ sinh thái đồng ruộng, sử dụng các phương thức canh tác hợp lý, đưa ra các quyết định hiệu quả trong quản lý hệ thống sản xuất, hướng tới mục tiêu giảm thiểu mức độ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên đồng ruộng, hướng đến xây dựng một nền nông nghiệp bền vững. Đặc biệt là áp dụng vào thâm canh cho trên 200 ha vùng lúa thương hiệu Nông Cống trong vụ Xuân 2025.

   Khóa đào tạo diễn ra trong 5 tháng, từ tháng 01/2025 đến tháng 05/2025. Theo đó, các học viên sẽ được hướng dẫn lý thuyết trên lớp kết hợp với thực hành các thí nghiệm trên đồng ruộng về kỹ thuật trồng, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh hại trên cây lúa. Bên cạnh đó, các học viên còn được hướng dẫn các kỹ năng truyền tải kiến thức đến nông dân một cách dễ nhớ, dễ hiểu, dễ áp dụng, giúp nông dân có thể tiếp thu và ứng dụng vào quá trình sản xuất lúa. Qua đó, giúp tăng năng suất và chất lượng lúa.

z6246776922920_1f44b89eddc22e9356a8c0a069c697f2.jpg
Đồng chí Nguyễn Đình Sơn, Phó Giám đốc Chi cục trồng trọt và Bảo vệ thực vật Thanh Hóa phát biểu khai mạc lớp đào tạo

  Phát biểu tại buổi khai giảng, đồng chí Nguyễn Đình Sơn, Phó Giám đốc Chi cục trồng trọt và Bảo vệ thực vật Thanh Hóa đề nghị các học viên sắp xếp thời gian, công việc để tham gia lớp học đầy đủ, phát huy tinh thần học tập tích cực.

z6246776978672_0928819af9817b91023fa5bc1d2d372d.jpg
Giám đốc Trung tâm DVNN huyện Nguyễn Văn Liêm phát biểu ý kiến 

   Đồng thời, ban tổ chức lớp học và giảng viên cần duy trì tốt nội quy lớp học, bố trí thời gian học lý thuyết kết hợp với thực hành trên đồng ruộng và tham quan mô hình thực nghiệm hợp lý để hoàn thành tốt chương trình học tập.

Hoàng Yến