CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN VÀ NHÂN DÂN HUYỆN NÔNG CỐNG QUYẾT TÂM THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ HUYỆN LẦN THỨ XXIII, NHIỆM KỲ 2015-2020!

Làng nghề sản xuất miến dong làng Vạn Thành, xã Thăng Long được công nhận nghề truyền thống.

Đăng lúc: 19:50:58 06/06/2024 (GMT+7)
100%

Ngày 6/6/2024, UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức hội nghị xét công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh năm 2024.

     Theo đó, năm 2024, toàn tỉnh đề nghị Hội đồng xét công nhận 7 nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống. Trong đó gồm 1 nghề truyền thống, 2 làng nghề, 4 làng nghề truyền thống của các huyện Nông Cống, Thọ Xuân, Nga Sơn, thành phố  Thanh Hóa. Và làng nghề sản xuất  miến dong Vạn Thành được 100% phiếu của thành viên Hội đồng  đồng ý công nhận nghề truyền thống. 
z5513952640614_131adab4b6b1805960d0613d8880574f.jpg
Nghề làm miến dong có từ lâu đời ở thôn Vạn Thành

       Theo lời kể của các vị cao niên, cách đây hơn 60 năm về trước, nghề làm miến dong truyền thống thôn Vạn Thành, xã Thăng Long đã được truyền dạy qua các thế hệ. Nghề ngày một được nhân rộng, trở thành ngành nghề chính của bà con nhân dân trong thôn. Trước kia, các hộ chủ yếu làm thủ công, song những năm gần đây, các hộ đã áp dụng tiến bộ KHKT trong trồng dong riềng đỏ cũng như quy trình xay bột, sơ chế và tạo ra sợi miến dong trong bóng, mềm dai, có hương vị đặc trưng của vùng quê bán sơn địa.

z5513934261375_dbd36160d82236dbe0fb33bebf1cea68.jpg
Công đoạn tráng bánh thủ công trên bếp củi

      Miến dong là thực phẩm quen thuộc trong mỗi bữa ăn của người Việt, được sản xuất từ 100% tinh bột dong riềng. Nguyên liệu để sản xuất miến là tinh bột dong riềng. Có hai loại tinh bột dong riềng là tinh bột khô và tinh bột ướt. Củ dong sau khi thu hoạch, được bàn tay chăm chỉ của bà con thôn Vạn Thành rửa sạch, đem xay và ngâm, lọc qua nhiều lần nước đảm bảo cho sợi miến trong và dai. Sau khi hoàn thành việc ngâm bột là khâu tráng bánh, đây là khâu yêu cầu kỹ thuật cao, khá kỳ công. Đối với công đoạn này, người dân làng nghề Vạn Thành tráng bánh hoàn toàn thủ công trên bếp củi, có như vậy miến mới ngon, thơm, Sau đó, bánh được phơi khô đúng tiêu chuẩn, cắt thành sợi, đóng bao, theo những chuyến hàng đi xa, đến với những bữa cơm gia đình đầm ấm. Quá trình trồng dong riềng cũng như sản xuất miến, các hộ tuân thủ nghiêm ngặt công tác an toàn vệ sinh thực phẩm, nhờ vậy chất lượng hoàn toàn đảm bảo cho sức khỏe người tiêu dùng.

videoframe_42997.png
Công đoạn cắt miến

   Từ việc được người tiêu dùng tiên ưu, sử dụng ngày một nhiều, đến nay, làng nghề đã xây dựng vùng nguyên liệu trồng dong riềng đỏ ngay tại thôn với quy mô trên 40 ha, củ dong được  trồng theo quy trình hữu cơ, kết hợp với vùng đất đỏ, đã tạo nên tinh bột dong giàu dinh dưỡng, có hương vị  đặc trưng riêng.

videoframe_151943.png
Sản phẩm miến dong của làng nghề  xây dựng sản phẩm OCOP có tên "Miến dong Vạn Hợp"

   Nhằm phát triển sản phẩm miến dong, được nhiều người tiêu dùng biết đến, năm 2022 làng nghề thống nhất thành lập Hợp tác xã dịch vụ sản xuất Miến dong. Trên cơ sở đó, HTX  tập trung xây dựng Phương án sản xuất kinh doanh xây dựng thương hiệu và đặt tên gọi cho sản phẩm là Miến dong Vạn Hợp.

   Việc được công nhận làng nghề truyền thống là bước đệm quan trọng để thôn Vạn Thành duy trì, mở rộng nghề làm miến dong đã có từ 60 năm nay; từng bước phát triển làng nghề ngày càng lớn mạnh, góp phần phát triển kinh tế địa phương.

Hoàng Yến 

Các tin khác