CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN VÀ NHÂN DÂN HUYỆN NÔNG CỐNG QUYẾT TÂM THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ HUYỆN LẦN THỨ XXIII, NHIỆM KỲ 2015-2020!

Hội nông dân huyện với việc thúc đẩy phát triển kinh tế trang trại, gia trại.

Đăng lúc: 15:00:46 12/02/2015 (GMT+7)
100%

 Hội nông dân huyện với việc thúc đẩy phát triển kinh tế trang trại, gia trại.

          Trong những năm qua các cấp hội nông dân từ huyện đến cơ sở đã làm tốt vai trò trung tâm nòng cốt trong phát triển kinh tế, phát huy tính tự chủ, sáng tạo trong phát triển kinh tế hộ, kinh tế trang trại, gia trại thúc đẩy sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn.

Với đặc tính phù hợp với điều kiện nông thôn, nâng cao được năng suất, mang lại hiệu quả kinh tế, đồng thời giúp người nông dân nâng cao thu nhập và giải quyết được lao động tại địa phương, góp phần xây dựng nông thôn mới, chương trình xây dựng kinh tế trang trại, gia trại trong những năm qua đã được cấp ủy, chính quyền các cấp cùng nhiều hộ nông dân từ huyện đến cơ sở quan tâm lựa chọn mở ra hướng đi mới trong phát triển kinh tế. Để hướng mô hình đi vào chiều sâu, cùng với đẩy mạnh tuyên truyền chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật Nhà nước, chỉ thị, nghị quyết của cấp ủy về phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, làm giàu chính đáng, các cấp hội đã tổ chức mở các lớp tập huấn KHKT về trồng trọt, chăn nuôi, thú y, BVTV và dịch vụ kinh doanh đồng thời du nhập nhiều giống cây, con có hiệu quả kinh tế và các ngành nghề mới phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương. Công tác xây dựng Quỹ hỗ trợ doanh nghiệp được chú trọng với số tiền huy động từ 300-400 triệu đồng/năm; phối hợp với ngân hàng và các dự án của TW, tỉnh tín chấp, ủy thác vốn vay tạo điều kiện cho các hộ nông dân vay phát triển kinh tế, đến nay dư nợ NH NN&PTNT theo NQLT 02 là 217 tỷ đồng cho 6.469 hộ vay, NH CSXH là 166 tỷ đồng cho 10.166 hộ vay, dự án 120 giải quyết việc làm 319,500 triệu đồng cho 19 hộ vay, Qũy hỗ trợ doanh nghiệp Trung ương và tỉnh 900 triệu đồng cho 25 hộ vay; Qũy hỗ trợ doanh nghiệp huyện, xã 1.475 triệu đồng và hơn 3 tỷ đồng quỹ Hội...không chỉ hỗ trợ kiến thức, nguồn vốn mà còn góp phần thay đổi nhận thức của người dân trong huyện nhiều hộ gia đình đã bỏ cách chăn nuôi phân tán, nhỏ lẻ, cố gắng tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi và vận động nguồn lực từ gia đình để tập trung đầu tư phát triển kinh tế trang trại. Tại các xã, thị trấn, đội ngũ cán bộ chuyên môn về chăn nuôi, thú y, khuyến nông, bảo vệ thực vật ổn định, được đào tạo vững về chuyên môn để giúp đỡ bà con về quy trình kỹ thuật như chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho cây trồng và gia súc, gia cầm. Đặc biệt, các trang trại, gia trại đã có mối liên hệ với nhau trong việc cung ứng con giống, thị trường tiêu thụ, giúp người nông dân yên tâm một phần trong vấn đề bảo đảm đầu ra cho sản phẩm...

Tính đến hết năm 2014, trên địa bàn huyện có 224 trang trại trồng trọt, chăn nuôi và trang trại tổng hợp, 716 gia trại (chăn nuôi lợn 287, gà vịt 432) trong đó điển hình là các  xã Tế Thắng 57 trang trại, Minh Nghĩa 16 trang trại, Thăng Long 21 trang trại... Các trang trại, gia trại phát triển ổn định và từng bước có hiệu quả, đảm bảo vệ sinh môi trường; có 22 trang trại đạt tiêu chí do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định và được hưởng chính sách ưu đãi của nhà nước, điển hình là trang trại chăn nuôi lợn của gia đình ông Hoàng Đình Vũ xã Minh Nghĩa đã liên doanh với nước ngoài chăn nuôi công nghiệp 600 lợn thịt theo tiêu chuẩn VietGAP đầu tiên ở Nông Cống, với mức đầu tư ban đầu gần 2 tỷ đồng, năm 2014 lợi nhuận 254 triệu đồng, giải quyết 9 lao động; trang trại của gia đình ông Lê Đình Kháng xã Tế Thắng rộng 2,5 ha với quy mô 100 lợn thịt siêu nạc và 10 lợn nái sinh sản, hiện nay ông phát triển theo mô hình chăn nuôi tổng hợp với quy mô 60 lợn nái ngoại sinh sản, hơn 400 lợn thịt hàng năm thu lợi 600 - 700 triệu đồng, giải quyết 5 lao động có việc làm thường xuyên và hơn 10 lao động thời vụ với mức lương 2,5-3 triệu đồng/tháng; Trang trại gia đình bà Nguyễn Minh Nguyệt xã Vạn Hòa chăn nuôi lợn giống siêu nạc với 100 lợn nái sinh sản mỗi năm sản xuất 400 lợn giống, hàng chục tấn thịt lợn hơi cung cấp cho thị trường thu lợi 600- 800 triệu đồng/năm...Song song với phát triển kinh tế trang trại nhiều mô hình chăn nuôi gia trại được phát triển như mô hình gia đình ông Lê Văn Duệ thôn Đoài Đạo Công Liêm chăn nuôi đà điểu kết hợp với chăn nuôi gà đồi; chăn nuôi trâu sinh sản kết hợp với vườn đồi của gia đình ông Lê Công Chính xã công Liêm, mô hình chăn nuôi vịt lấy trứng của gia đình ông Lê Thê Chư thôn Yên Mỗ xã Hoàng Sơn cho thu nhập 200 triệu đồng/năm. Các mô hình nuôi trồng thủy sản được phát triển mạnh với diện tích nuôi trồng toàn huyện 760 ha;  điển hình gia đình ông Ngô Khắc Tạo thôn 4 xã Trường Giang nuôi trồng 6 ha chăn nuôi tổng hợp tôm, cá, lúa ông đã đầu tư hơn 1 tỷ đồng để phát triển trang trại, hiện nay hàng năm thu lợi 120 - 150 triệu đồng, giải quyết 4 lao động thường xuyên và 20 lao đồng thời vụ với mức lương 2 - 2,5 triệu đồng/tháng hay trang trại gia đình anh Lê Quang Danh chăn nuôi cá giống với diện tích 1,8 ha, hàng năm thu nhập của gia đình đạt 170 - 200 triệu đồng, giải quyết 4-5 lao động thường xuyên và 8-10 lao động thời vụ với mức lương hơn 3 triệu động/ tháng

Hiệu quả của các mô hình phát triển kinh tế trang trại, gia trại tại các địa phương trong huyện trong những năm qua cho thấy đây là hướng đi bền vững cho người nông dân và khẳng định vai trò trung tâm nòng cốt của tổ chức Hội nông dân trong phát triển kinh tế nói chung và phát triển trang trại nói riêng. Trong thời gian tới huyện hội tiếp tục chỉ đạo tuyên truyền, vận động nông dân tích tụ ruộng đất mở rộng quy mô trang trại cả về số lượng và chất lượng đảm bảo vệ sinh môi trường và thực hiện cải tạo vườn tạp nhằm tăng hiệu quả kinh tế góp phần giảm áp lực lao động việc làm trong nông thôn, thúc đẩy chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế nông nghiệp, đóng góp một phần quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn; thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng nông thôn mới tại địa phương./.