Mô hình trồng mộc nhĩ của gia đình chị Nguyễn Thị Hồng, thôn Trung Liệt xã Trường Trung mang lại hiệu quả kinh tế cao
Với quyết tâm làm giàu ngay trên chính mảnh đất quê hương mình, chi Nguyễn Thị Hồng, hội viên Chi hội nông dân thôn Trung Liệt, xã Trường Trung đã thành công với mô hình trồng mộc nhĩ, lợi nhuận đạt trên 100 triệu đồng/năm và giải quyết việc làm cho nhiều lao động tại địa phương.
Nhiều năm gắn bó với nông nghiệp, chị Hồng luôn khát khao xây dựng cho riêng mình mô hình trang trại mộc nhĩ. Năm 2023, bằng nguồn vốn tích lũy của mình, gia đình chị đầu tư 600 triệu đồng trồng 2,5 vạn bịch mộc nhĩ, với diện tích gần 1.000m2.
Theo chị Hồng, kỹ thuật trồng và chăm sóc mộc nhĩ không khó, nhưng cần sự tỉ mỉ, phải thường xuyên theo dõi, quan sát sự phát triển của cây. Quan trọng nhất về trồng và chăm sóc mộc nhĩ là khâu thanh trùng để vi khuẩn, vi trùng bị tiêu diệt. Sau đó mang ra cấy giống thì phải che chắn, chăm sóc cẩn thận để vi khuẩn không xâm nhập và phát triển. Nguồn nước tưới cũng là một yếu tố quan trọng đối với sự phát triển của mộc nhĩ. Đó phải là nguồn nước đã qua hệ thống bể lọc nhằm loại bỏ các tạp chất. Đặc biệt, cần chú ý tới độ ẩm phù hợp, giúp mộc nhĩ có cánh dày và đẹp mắt hơn.
Ngoài chú trọng đến năng suất, chị luôn đặt chất lượng sản phẩm lên hàng đầu. Với chị, kinh doanh cho người cũng là kinh doanh cho mình, ai cũng muốn được sử dụng sản phẩm an toàn. Từ đó, sản phẩm mộc nhĩ sạch, không chứa chất độc hại của gia đình chị được nhiều người biết đến, sản phẩm làm ra đến đâu được tiêu thụ ngau đến đó. Bình quân, khoảng 50 ngày mục nhĩ cho thu hoạch 1 lần, mỗi lần thu hoạch được khoảng 6 tạ thành phẩm, giá bán từ 110.000 đồng – 130.000 đồng/kg. Sau khi trừ chi phí, lợi nhuận đạt trên 100 triệu đồng/năm.
Với mô hình trồng mục nhĩ, gia đình chị đang tạo việc làm thường xuyên cho 5 lao động địa phương, mức lương từ 300.000 đồng – 500.000 đồng/ngày. Bên cạnh đó, chị còn giúp nhiều hội viên nông dân mở cơ sở sản xuất mộc nhĩ, chia sẻ cho họ kinh nghiệm về quy trình, kỹ thuật sản xuất. Qua đó, vừa góp phần đảm bảo sản xuất gia đình, vừa giúp người dân giải quyết việc làm, có thu nhập ổn định, cải thiện đời sống.
Mới đây, chị đầu tư thêm máy đóng bịch nhằm nâng hiệu quả sản xuất, đảm bảo chất lượng sản phẩm. Và chị cũng đang tiếp tục mở rộng quy mô, tăng diện tích trồng mục nhĩ lên 1.300m2.
Mô hình sản xuất mộc nhĩ của gia đình chị Nguyễn Thị Hồng, thôn Trung Liệt xã Trường Trung cho thấy sự cần cù, năng động, sáng tạo trong lao động sản xuất của người nông dân. Đồng thời, góp phần tìm hướng đi mới trong phát triển kinh tế của địa phương. Chị là điển hình trong phong trào “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau xóa đói, giảm nghèo và làm giàu chính đáng".
Hoàng Yến
- Phó Bí thư Đoàn xã Thăng Bình Phan Văn Hoài khởi nghiệp với mô hình trồng nấm Bào Ngư xám
- Thôn Tân Dân xã Vạn Hòa chung sức xây dựng thôn nông thôn mới kiểu mẫu
- Thôn Ban Thọ xã Vạn Thắng nỗ lực xây dựng thôn nông thôn mới kiểu mẫu
- Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Nông Cống tăng cường ứng dụng công nghệ số
- Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Nông Cống chung tay cùng xã Tế Thắng xây dựng nông thôn mới nâng cao
- NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN NÔNG CỐNG GIAO BAN QUÝ 3 NĂM 2024 VỚI CÁC TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI NHẬN ỦY THÁC CẤP HUYỆN
- Hội Nông dân xã Hoàng Giang sôi nổi các hoạt động kỷ niệm ngày lập Hội Nông dân Việt Nam
- Khởi nghiệp với mô hình Nấm Sò của thanh niên Trần Văn Tuấn, thôn Trung Liệt xã Trường Trung.
- Nem chua Khánh Hiền, xã Tế Thắng - đậm đà hương vị xứ Thanh
- Đến ngày 27/9/2024, huyện Nông Cống trồng được 1.050 ha cây màu vụ Đông