CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN VÀ NHÂN DÂN HUYỆN NÔNG CỐNG QUYẾT TÂM THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ HUYỆN LẦN THỨ XXIII, NHIỆM KỲ 2015-2020!

Khởi nghiệp với mô hình Nấm Sò của thanh niên Trần Văn Tuấn, thôn Trung Liệt xã Trường Trung.

Đăng lúc: 08:39:50 03/10/2024 (GMT+7)
100%

Thanh niên Trần Văn Tuấn, sinh năm 1990 ở vùng quê thuần nông thôn Trung Liệt, xã Trường Trung. Gắn bó với nghề nông, anh luôn đau đáu một ước mơ thay đổi tư duy sản xuất để phát triển kinh tế. Sau nhiều năm tìm tòi, học hỏi, anh quyết định khởi nghiệp với mô hình trồng Nấm Sò.

   z5887940124518_d048c723fc36d5f4e23bfb2d72f4e4c4.jpg
 Anh Trần Văn Tuấn đã học hỏi nghề trồng Nấm từ Trung tâm công nghệ sinh học – Viện di truyền Nông nghiệp. Năm 2015, anh khởi nghiệp với 2.000 bịch Nấm đầu tay. Những bước đi đầu tiên gặp không ít khó khăn, song anh Tuấn không nản chí, mà tiếp tục tìm hiểu, xây dựng nhà xưởng, làm lò hấp bịch Nấm…  Quyết tâm theo nghề làm Nấm Sò vì đây là loại sản phẩm nhiều triển vọng,  có giá trị cao về dinh dưỡng và kinh tế.
z5887940261110_072997c7511d440710de0ea26c7d1d83.jpg

    Nấm Sò là một trong những loại nấm tươi rất được ưu chuộng vì hương vị thơm ngon, giòn ngọt như vị bào ngư; dễ nuôi trồng phù hợp với điều kiện thời tiết miền Bắc, nấm sinh trưởng và phát triển rất tốt trên những loại nguyên liệu dễ tìm như: mạt cưa, rơm, rạ, bã mía...

     Anh Tuấn cho biết, sản xuất Nấm Sò là cả quá trình chăm chút kỹ cưỡng. Mùn cưa được sơ chế, loại bỏ tạp chất sau đó trộn với bột cám ngô theo tỷ lệ. Mùn cưa sau khi ủ sẽ được chia thành các túi nhỏ, thắt cổ túi bằng ống nhựa và bông rồi mang đi thanh trùng bằng phương pháp hấp cách thủy ở nhiệt độ cao. Các túi sau khi hấp sẽ có mùi thơm đặc trưng, chờ trong 24-48 giờ  được cấy giống. Các túi mùn cưa sau khi được cấy Nấm sẽ chuyển đến các nhà nuôi sợi. Trong nhà nuôi sợi phải đảm bảo tiêu chuẩn độ ẩm, vệ sinh tốt thì thành phẩm mới có năng suất cao nhất và đạt tiêu chuẩn chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.

z5887940294659_0aa951b3e66a69e9915fe61cb8757425.jpg

   Khi thành sợi, trường trồng Nấm cẩn thận chọn những bịch Nấm sợi đã kín đáy có màu trắng đồng nhất, gỡ bỏ nút bông nén buộc kín miệng và đem treo bịch. Sau khi rạch bịch thời gian từ 7-10 ngày,  Nấm Sò bắt đầu hình thành từng cụm nhỏ, đồng thời tiến hành tưới nước lên bịch bằng hệ thống phun sương, mỗi ngày 3-4 lần tùy theo thời tiết. Để có được sản phẩm đạt tiêu chuẩn, được người tiêu dùng tin tưởng thì  khâu xử lý nguyên liệu làm bịch giống là khâu quan trọng, quyết định đến chất lượng sản phẩm.

z5887940445779_c7925feec79422f38319a6c628323cec.jpg

    Với niềm đam mê của mình, cơ sở không ngừng  mở rộng quy mô. Đến nay, cơ sở duy trì 3 vạn  bịch Nấm Sò. Ngoài Nấm Sò, anh còn nghiên cứu trồng thêm Mộc nhĩ và Nấm Linh chi, với số lượng mỗi loại từ 2 vạn -3 vạn bịch. Mô hình đang tạo việc làm thường xuyên cho 8 lao động địa phương, với mức lương từ 5.000.000 đồng-6.000.000 đồng/người/tháng. Được người tiêu dùng tin tưởng, lựa chọn là sản phẩm sạch, Nấm Sò làm ra đến đâu được tiêu thụ ngay đến đó, giá bán bình quân 35 nghìn đồng/kg. Sau khi trừ chi phí, lợi nhuận của gia đình đạt trên 240 triệu đồng/năm

   Sản phẩm Nấm Sò của gia đình anh Tuấn có vị ngọt, mùi  nhẹ, mang tính đặc trưng riêng, lại đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Nhằm khẳng định vị trí sản phẩm trên thị trường, anh đã xây dựng thương hiệu sản phẩm OCOP “Nấm Sò Tuấn Lan”, một sản vật gắn liền với các nguyên liệu thân thiện môi trường, mở ra hướng đi mới trong phát triển kinh tế ở địa phương.

Hoàng Yến